Cấu tạo Phách_(nhạc_cụ)

Phách ca trù

Bộ phách ca trù gồm có bàn phách, tay ba và hai lá phách. Bàn phách là miếng tre dài khoảng 30 cm, bản rộng chừng khoảng 4 cm. Nó có 2 đầu mấu tre dùng làm chân cho mặt bàn phách cao lên. Hai lá phách là dùi gõ kép. Người ta cầm 2 lá phách chập vào nhau để gõ vào mặt bàn phách. Tay ba là dùi gõ làm bằng gỗ mít, dài như 2 lá phách, được người sử dụng cầm bằng tay trái.[1]

Phách 2 lá

Khi phách 2 lá gõ vào bàn phách âm sắc phát ra nhòa, bẹt và hơi đục. Lúc dùng tay ba gõ vào bàn phách âm sắc sẽ trong, gọn và dòn. Ta thấy rằng có một tiếng trong và một tiếng đục, một tiếng mạnh và một tiếng nhẹ, một tiếng cao và một tiếng thấp, một tiếng dương và một tiếng âm. Tiếng phách ca trù Việt Nam rất độc đáo và trong âm nhạc thế giới không có nước nào khác có cách gõ như thế.[2]

Riêng phách bản của Trung Quốc, 2 lá phách được nối với nhau bởi sợi dây. Phách bản thường làm từ gỗ trắc hay gỗ cẩm lai. Nó chuyên dùng trong Kinh kịch hay côn khúc.

Cao Đài có loại phách gọi là "nhịp sanh".Nhịp sanh được làm từ gỗ trắc hay cẩm lai và có một mặt phẳng và một mặt mô. Nhịp sanh tường dùng để nhịp cho dàn "đồng nhi" đọc hay nhịp cho "ban nhạc lễ" để được đồng nhất với nhau. Nhịp sanh khó sử dụng hơn hết vì cần phải có kĩ thuật cầm, cầm không đúng cách tiếng sẽ không vang và thanh. Nếu biết cách cầm thì khi gõ từ xa 1–2 km vẫn có thể nghe tiếng nhịp rất rõ.Khi chế tác cặp nhịp sanh thì người thợ mộc cũng cần phải có kĩ thuật làm ra cặp nhịp sanh vừa tay, không quá nhỏ, không quá lớn. Đặc biệt là không bị một chiếc thì dày, một chiếc thì mỏng. Việc lựa gỗ cũng là ảnh hưởng quyết định đến cặp nhịp có thanh, vang hay không. Đa phần mọi người đều không thích việc sơn hay đánh bóng lên cặp nhịp sanh vì rất khó để nhịp vào nhau mà tiếng lại không hay. Vì thế mọi người thường để nguyên thủy như vậy, sau một thời gian sử dụng gỗ sẽ tự lên dầu và bóng kiểu tự nhiên trông rất đẹp.